Nhắc đến giả lập máy tính ảo không thể không nhắc đến VMware Worksation. Phần mềm này hỗ trợ nhiều nền tảng Windows, Linux, Novel Netware… Với Windows thì VMware hỗ trợ tốt cả UEFI lẫn Legacy. Điểm ấn tượng nhất ở VMware Worksation có lẽ là khả năng giả lập như thật. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn sử dụng VMware tạo máy ảo và cài windows 10 Creator. Nếu chưa có phần mềm, bạn tải VMware tại đây. Cần trợ giúp vấn đề cài đặt, bạn có thể để lại Email ở bình luận. Hoặc nhắn tin cho mình qua Fanpge.
1. Sử dụng VMware tạo máy ảo Windows 10 x64 bit
Để tạo máy ảo, chọn File > New Virtual Machine (hoặc bấm phím Ctrl + N)
Chọn Custom (advanced) để có thêm tùy chọn tạo máy ảo UEFI hay BIOS (Legacy)
Chọn Next để chuyển sang bước tiếp theo
Chọn Workstation 12.x mới nhất trong danh sách rồi bấm Next >
Nếu muốn cài đặt Windows ngay khi khởi động máy ảo thì chọn Installer disc image file (iso). Mình thì chọn I will install the operating system later để cài Win sau.
Chọn Microsoft Windows > Windows 10 x64 rồi bấm Next >
Bước này, bạn đặt tên máy ảo (mặc định là tên version Win ở bước trên). Tiếp nữa là chọn nơi lưu trữ máy ảo ở mục Location, mặc định VMware lưu ở \Documents\Virtual Machines. Chọn mục Browse… để dẫn đến nơi bạn định lưu may sảo (mình chọn ổ F).
Bước này quan trọng, nếu muốn tạo máy ảo Legacy thì chọn Firmware là BIOS. Tạo máy ảo UEFI thì chọn mục EFI như hình trên.
Chọn số nhân và só luồng cho CPU của máy ảo. Bạn không nên chọn nhiều quá, vì nếu thế sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của máy tính của bạn.
Chọn mức RAM cho máy ảo, với Windows 64 bit thì chọn khoảng 2048Mb như hình trên.
Chọn như hình trên và bấm Next > để tiếp tục.
Chọn LSI Logic SAS mặc định
Chọn loại giao tiếp của ổ cứng là SCSI như hình trên.
Bước này, bạn sẽ lựa chọn để tạo ổ cứng cho máy ảo. Nếu có ổ đĩa ảo sẵn thì chọn Use an existing virtual disk. Chọn Create a new virtual disk để tạo ổ cứng cho máy ảo.
Chọn dung lượng tối đa của ổ đĩa ảo ở mục Maximum disk size (GB). Chọn tiếp Store virtual disk as single file để cho hiệu suất tốt nhất.
Đặt tên cho ổ đĩa ảo, muốn thay đổi đường dẫn ổ ảo thì chọn Browse. Chọn Next > để tiếp tục
Nếu cần thay đổi lại thì chọn Customize Hardware. Phần CD/DVD, bạn tích chọn mục Connect at power on và dẫn đến bộ cài windows 10 Creator. Đến phần USB controller thì chú ý đặt là USB 2.0 để dễ boot usb.
Nếu chưa có bộ cài Windows 10 Creator, bạn tải windows 10 Creator tại đây
2. Cài đặt Windows 10 Creator trên máy ảo VMware
Cài đặt Windows trên máy ảo thì cũng giống như trên máy thật. Khởi động máy ảo, nó sẽ tự động boot vào đĩa cài Windows 10 Creator. Trước khi khởi động lại máy tính để hoàn tất cài đặt. Các bạn chú ý ngắt khởi động từ CD/DVD. Chi tiết hơn mời các bạn xem Video sau:
3. Kết luận
Như vậy mình đã hướng dẫn các bạn sử dụng VMware tạo máy ảo. Bạn cần phải thuần thục cách thiết lập các thông số cho máy ảo. Sau khi cài đặt xong Windows 10 Creator, bạn cần vào thẻ VM > Install VMware Tool để cài đặt driver. Bài tiếp theo: Tạo máy ảo UEFI và boot USB trên máy ảo